Đoàn Thiên Ân vừa thực hiện bộ ảnh kỷ niệm một năm đăng quang Miss Grand Vietnam - Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022. Trong loạt ảnh mới, nàng hậu xuất hiện với những bộ váy lộng lẫy đến từ NTK Công Trí, make up sắc sảo hút hồn. Đoàn Thiên Ân thể hiện thần thái đầy quyến rũ, gương mặt đẹp tựa minh tinh màn ảnh.
Đoàn Thiên Ân vừa thực hiện bộ ảnh kỷ niệm một năm đăng quang Miss Grand Vietnam - Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022. Trong loạt ảnh mới, nàng hậu xuất hiện với những bộ váy lộng lẫy đến từ NTK Công Trí, make up sắc sảo hút hồn. Đoàn Thiên Ân thể hiện thần thái đầy quyến rũ, gương mặt đẹp tựa minh tinh màn ảnh.
VOV.VN - Sau 2 năm đăng quang Miss Grand Vietnam 2022, không chỉ vóc dáng mà thần thái và nhan sắc của Hoa hậu Đoàn Thiên Ân cũng thăng hạng rõ rệt. Cô nhận được nhiều lời khen của khán giả khi luôn xuất hiện với vẻ ngoài tươi trẻ, tràn đầy sức sống.
Tác giả Phạm Xuân Thái:...ảnh hưởng văn chương, thơ nhạc viết cho thanh thiếu niên thời ấy, nên thuở nhỏ, tôi đã “hăng hái luyện tập thể xác”...
Có những đoản văn, lời thơ, lời nhạc đã in sâu vào tâm khảm, tiềm thức, và là hành trang cho hàng triệu thanh thiếu niên Việt Nam Cộng Hòa mang vào đời, trong đó có tôi.
Trước năm 1975, thời trung học, tôi học tại trường Lê Bảo Tịnh, Sài Gòn. Mỗi buổi sáng, học sinh tòan trường đều phải đứng dậy đọc Lời Tâm Niệm trong lớp như sau:
Chúng tôi cũng thường hợp ca nhạc phẩm Học Sinh Hành Khúc của nhạc sĩ Lê Thương:
Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau. Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao. Lúc khắp quốc dân tranh đấu hy sinh cho nền độc lập. Học sinh nề chi tuổi xanh trong lúc phấn đấu. Đem hết can tràng của người Việt Nam tiến lên!
Học Sinh là mầm sống của ngày mai. Nung đúc tâm hồn để nối chí lớn. Theo các thanh niên sống vì giống nòi. Liều thân vì nước, vì dân mà thôi.
Tôi đã học thuộc lòng bài thơ Anh Phải Nhớ, không rõ tác giả là ai, mà bây giờ tôi vẫn còn nhớ:
Tôi cũng đã rất thích thú, phấn khởi, bầu nhiệt huyết dâng tràn khi đọc truyện viết cho trẻ thơ của nhà văn Duyên Anh: Thằng Vũ, Chương Còm, Bồn Lừa với những cú đá “ngả bàn đèn, trồng cây chuối” và giấc mơ chiến thắng Pelé, danh thủ túc cầu của Ba Tây.
Vì ảnh hưởng bởi Lời Tâm Niệm của trường Lê Bảo Tịnh, và văn chương, thơ nhạc viết cho thanh thiếu niên thời ấy, nên thuở nhỏ, tôi đã “hăng hái luyện tập thể xác” bằng các môn: cử tạ, đá banh, bóng chuyền, bơi lội, và Teakwondo để mong trở thành lực sĩ. Tôi mong trở thành dũng sĩ, trở thành người hùng của tất cả các người đẹp đất Sài Gòn. Tôi cũng mong trở thành cầu thủ đá banh tham dự Thế Vận Hội Olympic, mang vẻ vang và niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam.
Năm 1892, một Nam tước người Pháp, Pierre de Coubertin, một người đam mê Thế Vận Hội Olympic đã đề nghị với các nhà lãnh đạo thể thao và chính trị khác nhau rằng Thế Vận Hội Olympic nên được phục hồi.
Một hội nghị về thể thao quốc tế đã được tổ chức tại Paris vào tháng 6 năm 1894. Với sự bền chí và tài thuyết phục của ông Coubertin, 77 đại biểu đến từ chín quốc gia đã đồng ý thông qua việc khôi phục Thế Vận Hội Olympic. Năm 1896, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) được thành lập và chính thức phát động Thế Vận Hội Olympic hiện đại đầu tiên vào năm1896 tại Athens, thủ đô của Hy Lạp.
Ngày nay Thế Vận Hội Olympic là một trong những sinh hoạt quan trọng trên thế giới. Từ một sinh hoạt thể thao, tôn giáo được thực hiện ở một quốc gia nhỏ cách đây hơn 2.700 năm, Thế Vận Hội đã phát triển thành một sinh hoạt thể thao quy mô, có sự tham dự cuả các vận động viên tài giỏi đến từ hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, và được hàng tỷ người trên toàn cầu say mê theo dõi.
Japan’s Naomi Osaka lights the cauldron during the Opening Ceremony
Vì đại dịch Covid-19 nên Thế Vận Hội mùa Hè 2020 được tổ chức tại Tokyo đã phải hoãn qua năm 2021. Dù khán giả không được tham dự, nhưng Lễ Khai Mạc Thế Vận Hội 2020 cũng đã được long trọng tổ chức vào ngày 23/7/2021 và kết thúc vào ngày 8/8/2021, tại Tokyo Olympics Stadium.
Liên tiếp trong 16 ngày, hàng tỉ người đã say sưa, hồi hộp theo dõi những cuộc tranh tài của các vận động viên; dân chúng đã vỗ tay reo hò cổ võ lực sĩ quê nhà, hãnh diện khi “gà nhà” thắng giải, buồn tê tái khi “phe ta” thua cuộc.
Hoa Kỳ sau vài ngày đứng sau Trung Quốc, đã dồn hết sức để đoạt giải quán quân vào ngày chót, với tổng số huy chương 113, gồm: 39 huy chương vàng, 41 huy chương bạc, và 33 huy chương đồng. Trung Quốc đứng thứ nhì với tổng số huy chương 88, gồm: 38 huy chương vàng, 32 huy chương bạc, và 18 huy chương đồng. Nhật đứng hạng ba, với tổng số huy chương 58, gồm: 27 huy chương vàng, 14 huy chương bạc, và 17 huy chương đồng.
(Photo courtesy of Behrouz Mehri/AFP via Getty Images)
Những điểm nổi bật trong kỳ Thế Vận Hội mùa Hè 2020 này gồm:
Tại Hoa Kỳ, các trường học cấp 1, 2, 3, và các Đại Học đều chú trọng nhiều đến thể dục, thể thao. Các trường đều có huấn luyện viên hướng dẫn cho học sinh, sinh viên hàng ngày.
Ngoài ra, Bố Mẹ cũng chịu khó đưa con đi tập luyện thêm sau giờ học và ngày nghỉ cuối tuần. Các em có năng khiếu và triển vọng được cấp học bổng, và được thi tại cấp quận, thành phố, tiểu bang, liên bang, và được các thương gia, hãng xưởng tài trợ.
Nhờ đó, trong những cuộc thi thể thao thế giới, Hoa kỳ luôn đạt được nhiều thành quả tốt đẹp.
Điểm đáng buồn là Việt Nam, với dân số hơn 98 triệu mà chỉ có 18 Vận động viên được gởi đi tranh tài, và đã không nhận được một huy chương nào cả.
Trong khi đó, một nước nhỏ như Jamaica với dân số 2.9 triệu người, đã gởi tới 58 Vận động viên tham dự Thế vận hội Tokyo 2020, và đã giành được 9 huy chương.
Nước Úc, với dân số 25 triệu, đã gởi 489 Vận động viên tham dự, đứng hạng thứ Sáu trên toàn thế giới, và đã giành được 46 huy chương, gồm: 17 huy chương vàng, 7 huy chương bạc, và 22 huy chương đồng.
Giáo dục nhà trường và thể thao là hai lãnh vực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng ta có thể góp sức bằng cách cổ động, khuyến khích, tạo điều kiện cho con em tham gia thể thao; rèn luyện thể chất, ý chí, tinh thần đồng đội, và được sinh hoạt trong một môi trường lành mạnh, tốt đẹp.
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
Đoạn video giới thiệu về Olympic Paris 2024 với sự xuất hiện của Thủ tướng Pháp Emmanuel Macron, tháp Eiffel, người dân Paris, những màn biểu diễn ấn tượng cả trên bầu trời và dưới mặt đất... thực sự ấn tượng.
Màn trình diễn "dòng sông ngân hà" khiến tất cả thích thú
19h55: Đoạn video giới thiệu về Olympic Paris 2024 với sự xuất hiện của Thủ tướng Pháp Emmanuel Macron, tháp Eiffel, người dân Paris, những màn biểu diễn ấn tượng cả trên bầu trời và dưới mặt đất... thực sự ấn tượng.
19h51: Bầu không khí cực sôi động tại Paris lúc này, nơi sẽ diễn ra kỳ Thế vận hội tiếp theo sau đây 3 năm.
19h40: Chủ tịch IOC, Thomas Bach, nhận lại lá cờ Olympic từ Thị trưởng Tokyo, bà Yuriko Koike, và trao lại cho Thị trưởng thành phố Paris, bà Anne Hidalgo.
19h28: Các nghệ sĩ của nước chủ nhà trình diễn trên sân khấu.
19h12: Lần đầu tiên trong lịch sử, ban tổ chức trao huy chương cho các VĐV ở môn điền kinh tại Lễ bế mạc. Đây được xem là môn thể thao khởi nguồn cho Olympic. Cả hai VĐV của Kenya đều giành HCV ở môn thi đấu đòi hỏi sức bền và sự dẻo dai này.
18h57: Nữ ca sĩ người Nhật Bản, Milet, tỏa sáng với ca khúc "Hymne à lamour".
18h56: Các nghệ sĩ Nhật Bản tái hiện lại nhịp sống thường nhật tại Tokyo thông qua những điệu nhảy đường phố vui nhộn.
18h51: Một nữ VĐV của đoàn Thể thao Ukraine nổi bật với khả năng uốn dẻo chân ấn tượng.
18h50: Bữa tiệc ánh sáng và âm thanh bắt đầu!
18h40: Bầu không khí lễ hội đang thực sự lan tỏa khắp SVĐ Olympic. Tất cả đang cùng hòa vào khúc nhạc rộn ràng, những điệu nhảy vui nhộn.
18h32: Các VĐV tranh thủ lưu lại những ký ức đẹp.
18h22: Dự kiến có khoảng 4.599 VĐV của các đoàn thể thao sẽ dự Lễ bế mạc. Sau những ngày tập trung thi đấu cháy hết mình, giờ là lúc các VĐV có thể hòa vào bầu không khí vui vẻ, giao lưu và sẻ chia cùng nhau.
18h16: Lễ diễu hành quốc kỳ của các quốc gia tranh tài ở Olympic Tokyo 2020.
18h09: Quốc ca Nhật Bản vang lên tại Sân vận động quốc gia.
18h08: Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, Nhật Hoàng Naruhito và Chủ tịch IOC, Thomas Bach cũng dự khán Lễ bế mạc.
18h00: Những hình ảnh đầu tiên của Lễ bế mạc Olympic Tokyo 2020. Thế vận hội năm nay phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức từ đại dịch Covid-19 và những yếu tố khác nhưng đã để lại nhiều dư âm khó quên. Đây được xem là kỳ Thế vận hội đặc biệt bậc nhất trong lịch sử.
17h46: Đã có tổng cộng 86 đoàn thể thao giành huy chương tại Olympic Tokyo 2020. Khá đáng tiếc khi đoàn Thể thao Việt Nam lại không thể giành được tấm huy chương nào. Dẫu vậy, điều quan trọng nhất, các VĐV của chúng ta đều đã thi đấu với tất cả khả năng của mình. "Cảm ơn! Các bạn đã vất vả rồi"
17h40: Nhờ chiến thắng 3-0: 25-21, 25-20, 25-14 của đội tuyển bóng chuyền nữ trước Brazil trong trận chung kết diễn ra trưa 8/8, đoàn Thể thao Mỹ vượt mặt đoàn Thể thao Trung Quốc trên bảng tổng sắp huy chương vàng với 39 HCV. Màn đua tranh cực kỳ hấp dẫn giữa hai nền thể thao hàng đầu thế giới.
17h38: Cũng tại Lễ bế mạc, nước chủ nhà Nhật Bản sẽ trao lại lá cờ Olympic cho Pháp, quốc gia đăng cai Thế vận hội Paris 2024.
17h33: Chủ đề của Lễ bế mạc Olympic Tokyo 2020 là "Worlds We Share" (tạm dịch: Thế giới sẻ chia). Lấy cảm hứng từ sự chia cắt bởi đại dịch Covid-19, nước chủ nhà muốn khơi dậy sự sẻ chia trong mỗi người, thông qua tinh thần Olympic.
17h30: Lễ bế mạc Olympic Tokyo 2020 dự kiến bắt đầu lúc 18h và kết thúc vào 20h30 giờ Hà Nội (20h - 22h30 giờ Nhật Bản), diễn ra tại Sân vận động Quốc gia Nhật Bản và không có khán giả tham dự. Theo thông tin từ ban tổ chức, lễ bế mạc sẽ được đơn giản hóa, với số lượng VĐV góp mặt ít hơn lễ khai mạc và thời lượng rút ngắn hơn 30 phút so với kế hoạch ban đầu.
Nguyễn Ngọc Quang sưu tầm và tổng hợp
<@> Kính Chúc Quý Thầy Cô, Anh Chị Em, Thân Hữu, cùng Gia đình luôn luôn mạnh khỏe, tràn đầy niềm vui, BÌNH AN VÀ HẠNH PHÚC!