Đơn Xin Miễn Giảm Học Phí Nghị Định 81

Đơn Xin Miễn Giảm Học Phí Nghị Định 81

Bạn đang xem nội dung tài liệu Đơn xin miễn giảm học phí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Bạn đang xem nội dung tài liệu Đơn xin miễn giảm học phí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Mẫu đơn đề nghị miễn, giảm học phí cho con thương binh (Mẫu 2):

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập)

Kính gửi: Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập.

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Nghị định số …/…./NĐ-CP)

Đã được hưởng chế độ miễn giảm học phí (ghi rõ tên cơ sở đã được hưởng chế độ miễn giảm học phí, cấp học và trình độ đào tạo):

Căn cứ vào Nghị định số …/…./NĐ-CP của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được Nhà trường xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định hiện hành.

Hồ sơ trong trường hợp miễn học phí:

Giấy xác nhận thuộc đối tượng được miễn học phí theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

Giấy xác nhận khuyết tật của Uỷ ban nhân dân (UBND) xã cấp hoặc Quyết định trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện với đối tượng học sinh, sinh viên khuyết tật.

Quyết định trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND huyện với: Trẻ mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng; người từ 16 – 22 tuổi đang học phổ thông hoặc đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha hoặc mẹ, không nơi nương tựa.

Giấy xác nhận hộ nghèo của UBND xã cấp đối với trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên có cha lẫn mẹ mồ côi cả cha mẹ hoặc ông bà (trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo.

Giấy xác nhận được hưởng chính sách miễn học phí cho thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ;

Giấy khai sinh và giấy xác nhận hộ nghèo hoặc cận nghèo của UBND xã cấp đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc có cha mẹ hoặc ông bà (trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo; học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người.

Giấy khai sinh và sổ hộ khẩu thường trú hoặc xác nhận của công an nơi đăng kí thường trú (trường hợp sổ hộ khẩu bị mất) đối với: trẻ mầm non 05 tuổi, học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực III vùng dân tộc miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người.

Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) hoặc giấy xác nhận tốt nghiệp tạm thời đối với người tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ trung học phổ thông.

Hồ sơ đề nghị miễn, giảm học phí​:

Hồ sơ đề nghị miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí được quy định tại Điều 19 Nghị định 81 gồm các giấy tờ sau:

(1) Đơn xin miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí.

(2) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí.

Hồ sơ trong trường hợp giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí:

Giấy khai sinh và sổ hộ khẩu thường trú có xác nhận của cơ quan công an về nơi đăng ký thường trú (trường hợp sổ hộ khẩu bị mất) đối với: trẻ mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số ở thôn/bản đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực III dân tộc miền núi và xã vùng bãi ngang ven biển hải đảo; học sinh tiểu học dân lập ở nơi không có trường học công lập được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí.

Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp cho trẻ mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.

Giấy xác nhận hộ cận nghèo của UBND xã cấp cho đối tượng trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trừ trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo.

– Với trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên giáo dục nghề nghiệp vừa được miễn, giảm học phí vừa được hỗ trợ chi phí học tập, chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ các giấy tờ quy định nêu trên và kèm theo đơn xin miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập.

– Đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho toàn bộ quá trình học tập.

Riêng với người thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo thì đến mỗi đầu học kỳ phải nộp thêm giấy xác nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo để làm cơ sở xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho kỳ học tiếp theo.

– Trường hợp có thẻ căn cước công dân và thông tin về nơi thường trú có thể khai thác từ sự kết nối và chia sẻ thông tin về dân cư thì cha mẹ (hoặc người giám hộ) không phải nộp Giấy khai sinh và Sổ hộ khẩu thường trú

Ý nghĩa của miễn, giảm học phí cho con thương binh:

Mục đích của chính sách này với thân nhân của người có công với cách mạng nhằm công nhận và vinh danh sự đóng góp và hy sinh to lớn của họ giành cho Tổ quốc. Góp phần chăm lo và ổn định đời sống vật chất tinh thần của người có công là thương binh và thân nhân của họ, tạo sự ổn định về chính trị xã hội, vừa thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam chúng ta. Đây là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nó thể hiện được truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc Việt Nam; giáo dục cho lớp trẻ ý thức trách nhiệm và tinh thần rèn luyện, nỗ lực vươn lên và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng tương lai đất nước, phát huy truyền thống đạo đức cao đẹp và những thành tựu lớn lao mà ông cha ta đã từng gây dựng và bảo vệ. Đồng thời cũng thể hiện được trách nhiệm của cả xã hội đối với việc thực thi chính sách với người có công với cách mạng. Vì vậy chính sách với người có công với cách mạng là hết sức cần thiết để đóng góp cho sự ổn định xã hội và giữ vững ổn định chính trị.

Những chế độ ưu đãi với thân nhân của thương binh:

Con thương binh và thân nhân của thương binh có những chế độ sau:

Bảo hiểm y tế với các trường hợp như cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc chưa đủ 18 tuổi trở lên nếu đang tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên. Người nuôi dưỡng thương binh và người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở nhà.

Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 điều 196 của Bộ luật lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất theo tháng; cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định, con mồ côi cả cha lẫn mẹ mà chưa đủ 18 tuổi hoặc từ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất nuôi dưỡng theo tháng;

Chế độ ưu đãi quy định tại điểm d và đ khoản 2 điều 5 của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020 là con của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

Trợ cấp một lần cho thân nhân với mức bằng 03 tháng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp theo tháng hiện hưởng khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hàng tháng chết;

Trợ cấp mai táng cho người hoặc tổ chức thực hiện chôn cất khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hàng tháng chết.

Như vậy, con của thương binh sẽ được Nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế từ khi họ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc 18 tuổi trở lên nếu muốn tiếp tục đi học lên cao hơn nếu bị khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng và nếu là con của thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.