Phượt là một hình thức du lịch khám phá, cho người trẻ tìm hiểu, trải nghiệm nhiều vùng đất mới, nhiều điều vô cùng thú vị. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng phượt bằng xe đạp đang được nhiều người hưởng ứng, đặc biệt là giới trẻ. Trong bài viết này, KOSSHOP giới thiệu đến mọi người kinh nghiệm chuẩn bị cho việc đi phượt xuyên Việt bằng xe đạp.
Phượt là một hình thức du lịch khám phá, cho người trẻ tìm hiểu, trải nghiệm nhiều vùng đất mới, nhiều điều vô cùng thú vị. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng phượt bằng xe đạp đang được nhiều người hưởng ứng, đặc biệt là giới trẻ. Trong bài viết này, KOSSHOP giới thiệu đến mọi người kinh nghiệm chuẩn bị cho việc đi phượt xuyên Việt bằng xe đạp.
Đi phượt là đi trên một hành trình dài vì vậy cần học các kiến thức về xe khi chuẩn bị đi phượt bằng xe đạp. Có thể trên đoạn đường đó không có thợ sửa. Do đó, lỡ gặp phải sự cố về xe bản thân cũng có thể tự sửa chữa mà tiếp tục đi. Điều quan trọng là nhớ mang theo những dụng cụ sửa xe. Kiểm tra lốp xe, ruột xe còn chắc chắn không, dây xích có mượt mà không. Và đặc biệt kiểm tra phanh xe có bị mòn không do phanh xe mòn sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn trong lúc đi.
Trong chuyến phượt xe đạp này, bạn cần chuẩn bị những đôi giày dễ chịu để có thể thoải mái đạp xe. Và không nên quên mang theo nón, bình nước, quần áo, CMND/CCCD và tiền mặt. Ngoài ra, nên mang theo máy chụp ảnh để ghi lại những khoảnh khắc đã đi qua, mang theo quần áo, đèn pin và áo mưa. Bạn nên ghi chú lại để tránh tình trạng mang theo không đủ.
Thưởng thức đặc sản vùng miền: Mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam đều có những món ăn đặc sản riêng. Hãy mạnh dạn thử những món ăn mới lạ, khám phá hương vị đa dạng của ẩm thực ba miền.
Không ngại "thử và sai": Đừng ngần ngại thử những món ăn mà bạn chưa từng ăn trước đây, dù nó có thể không hợp khẩu vị của bạn. Đó cũng là một phần của trải nghiệm phượt.
Nếu bạn có hứng thú về phượt xe đạp hãy tham gia vào các diễn đàn xe đạp đua điều này không chỉ thỏa mãn được đam mê của mình mà còn có thể giao lưu với bạn bè ở khắp nơi trong và ngoài nước. Khi tham gia các diễn đàn bạn sẽ được học hỏi những kinh nghiệm của những người đi trước. Ngoài ra, bạn có thể tìm được người bạn đồng hành khi tham gia diễn đàn này. Vì vậy, nên tìm một hội đi phượt bằng xe đạp ngay để tham gia.
Làm sao để có một chuyến đi phượt bằng xe đạp thật an toàn cho bản thân mình? Đầu tiên bạn cần phải có sự kiểm tra thật kỹ các đoạn đường mà bạn đi qua. Vì việc này thật sự quan trọng nếu đoạn đường quá xấu hay quá vắng vẻ sẽ rất khó khăn trong quá trình đi phượt. Nhớ kiểm tra đoạn đường sẽ phượt một cách cẩn trọng và đưa ra lựa chọn đúng đắn cho mình.
Ở bất kỳ chuyến đi nào, việc quan tâm đến chi phí đều luôn là cần thiết mà ai trong chúng ta cũng nghĩ đến đầu tiên. Một chuyến phượt xuyên Việt bằng ô tô sẽ tiêu tốn của bạn một khoản chi phí không nhỏ. Trung bình, một chuyến đi cho 9 người lớn và 4 trẻ em có thể lên đến hơn 100 triệu đồng, bao gồm xăng xe, phí cầu đường, ăn ở, vui chơi và mua sắm. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng người tham gia, loại xe, lựa chọn về chỗ ở và mức độ chi tiêu của mỗi người.
Chuyến đi phượt sẽ là chuyến đi trên đoạn đường dài. Có những đoạn đường sẽ không có thợ sửa xe hoặc những đoạn đường hoang vắng. Vì vậy, việc mang theo những dụng cụ sửa xe đa năng là vô cùng cần thiết. Bạn có thể mang theo tua vít để vặn ốc, bơm xe,...Khi xe bất ngờ hư hỏng thì có dụng cụ để sửa ngay. Tránh tình trạng mất vui khi phượt xe đạp.
Một chuyến đi phượt bằng xe đạp sẽ thật là thú vị và hòan hảo khi bản thân chuẩn bị những kinh nghiệm. Dưới đây là những kinh nghiệm phượt bằng xe đạp.
Hạn chế khách sạn, resort đắt đỏ: Thay vì đầu tư vào những khách sạn hay resort sang trọng, bạn nên ưu tiên lựa chọn những nhà nghỉ, homestay có giá cả phải chăng và vị trí thuận tiện.
Tận dụng thời gian khám phá: Thời gian là vàng bạc, đặc biệt là trong một chuyến phượt xuyên Việt. Hãy tận dụng thời gian để khám phá các điểm đến và trải nghiệm văn hóa địa phương, thay vì "ngủ nướng" trong khách sạn.
Hành trình xuyên Việt không chỉ là một chuyến đi, mà còn là một cuốn nhật ký sống động ghi lại những trải nghiệm đáng nhớ của bạn. Hãy lưu giữ những khoảnh khắc đẹp trên đường bằng hình ảnh và video, đồng thời viết nhật ký hành trình để ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ và những bài học quý giá mà bạn đã học được.
Trong suốt chuyến đi, hãy luôn đặt an toàn lên hàng đầu bằng cách tuân thủ luật giao thông, lái xe cẩn thận và nghỉ ngơi đầy đủ. Đừng quên chăm sóc sức khỏe của bản thân bằng cách ăn uống điều độ, uống đủ nước và bổ sung vitamin.
Và để hành trình đi phượt xuyên việt bằng ô tô thêm phần ý nghĩa, hãy tìm hiểu và tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán của người dân tại mỗi vùng miền bạn đi qua, đồng thời chung tay bảo vệ môi trường bằng cách không xả rác bừa bãi và giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên.
Xem thêm: https://www.kosshop.vn/t/du-lich-xuyen-viet-bang-o-to.html
Đi phượt xuyên Việt bằng ô tô là một trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ. Hãy lên kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng và lựa chọn cho mình những "người bạn đồng hành" phù hợp như vali, balo từ KOS Shop để có một hành trình an toàn và trọn vẹn nhé!
Tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước: Trước khi lên đường, hãy tham khảo kinh nghiệm từ những người đã từng phượt xuyên Việt bằng ô tô, hoặc từ các diễn đàn, nhóm phượt trên mạng xã hội.
Xác định các điểm đến và lộ trình: Lên danh sách các điểm đến bạn muốn ghé thăm và lựa chọn lộ trình phù hợp với thời gian và sở thích của mình.
Phân công công việc cho các thành viên: Nếu bạn đi cùng gia đình hoặc nhóm bạn, hãy phân công công việc cho từng người như lái xe, đọc bản đồ, chuẩn bị đồ ăn,... để đảm bảo chuyến đi diễn ra suôn sẻ.
Để có thể đi phượt bằng xe đạp xuyên Việt thật vui và thú vị cần có những lưu ý sau đây.
Việc đi phượt bằng xe đạp đang trở thành xu hướng của mọi người hiện nay. Vậy có nên đi phượt xe đạp xuyên Việt hay không? Việc phượt bằng xe đạp sẽ tự do, không phụ thuộc vào bất cứ thứ gì khác. Không chỉ thế việc phượt bằng xe đạp giúp cho mình hòa mình vào thiên nhiên, làm cho tâm hồn thư giãn và thoải mái. Ngoài ra, khi đến nơi muốn tới bản thân sẽ cảm thấy vui và thỏa mãn như vừa mới tham gia cuộc đua về đến đích.
Trong hành trình này bạn nên đi thành một đoàn. Việc này giúp cho bản thân cảm thấy phấn khởi, có động lực hơn. Trên đoạn đường đi sẽ học hỏi và làm quen với nhiều người, hòa mình vào những con đường. Việc đạp xe còn giúp cho cơ thể săn chắc, rèn luyện sức khỏe. Nếu chưa từng thử cảm giác này có thể sẽ thấy mệt. Tuy nhiên, cảm giác chinh phục một đoạn đường dài như thế sẽ rất đáng nhớ.
Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã tiếp thêm cho mình những kinh nghiệm phượt bằng xe đạp. KOS SHOP hi vọng rằng những thông tin trên giúp bạn có được chuyến đi phượt thật vui vẻ, thoải mái.
Việc đi phượt bằng xe đạp xuyên việt rất thú vị, an toàn nếu chúng ta đi với 1 đoàn xe. Thế nhưng có số ít bạn muốn độc hành đi phượt xe đạp, điều đó vẫn được nhưng bạn cần có kiến thức và kinh nghiệm vững để đi phượt an toàn. Nếu bạn nào đã có kinh nghiệm phượt 1 mình nhưng chưa nắm chắc thì KOS gợi ý bạn nên xem kinh nghiệm đi phượt 1 mình an toàn dễ nhớ.
[kosproducts_shortcode ids="2785,2839,2841,2837,2834,2584,2572"] [kosproducts_shortcode ids="2826,2825,2737,2705,2100"]
Sau 6 năm ấp ủ và rèn luyện kinh nghiệm, hai chàng trai Việt đã thực hiện thành công hành trình hơn 6.000 km qua 4 quốc gia đến Singapore bằng xe máy.
Năm 2018, anh Nguyễn Tấn Thường, 33 tuổi, Bình Dương, quen biết anh Châu Kiệt Phương, 30 tuổi, TP HCM, nhờ chung đam mê đi phượt. Hai người từ đó lên kế hoạch, nhiều lần cùng nhau chạy xe máy qua các tỉnh thành ở Việt Nam và ba nước Campuchia, Thái Lan và Malaysia.
Từ ngày 11 đến 28/2, Thường và Phương cùng nhau thực hiện hành trình dài hơn 6.000 km từ Việt Nam qua Campuchia, Thái Lan, Malaysia để đến Singapore bằng xe máy. Hành trình 19 ngày qua bốn quốc gia Đông Nam Á của hai anh đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng những người đam mê du lịch.
Anh Phương (trái) và anh Thường (phải) là bạn đồng hành qua nhiều chuyến phượt từ năm 2018.
Ngày 11/2, anh Thường và anh Phương xuất phát từ nhà, gặp nhau tại cửa khẩu Hoa Lư, Bình Phước để qua Campuchia. Điều kiện để nhập cảnh kèm phương tiện là xe chính chủ và bằng lái xe. Đến cửa khẩu, hai phượt thủ làm giấy thông hành để di chuyển hợp pháp trên địa phận Campuchia. Đây cũng là loại giấy tờ bắt buộc để đủ điều kiện mang xe qua Thái Lan.
Do đã có nhiều lần đến Campuchia trước đây, nên họ không ưu tiên ngắm cảnh mà tập trung chạy xe, men theo hồ Tonle Sap (biển hồ Campuchia) để đến cửa khẩu Poipet, Thái Lan.
Đến Thái Lan, đi từ Bangkok sôi động đến những vùng quê yên bình ở miền Nam, "cho tôi cảm giác giống như quê hương Việt Nam", anh Thường nói. Trời nóng hơn 30 độ C, đồ ăn chua cay và hủ tiếu có mặt ở khắp nơi là những điều quen thuộc. Trên đường đi, hai nam du khách lần đầu được thấy cảnh người dân địa phương tắm cho voi trên sông. "Con voi hiền lành và thân thiện, có thể vuốt ve lớp da sần sùi của chúng", anh Phương cho biết.
Ngày 16/2, họ đến cửa khẩu Sadao, tỉnh Songkhla và nhập cảnh Malaysia. "Đây là thiên đường dành cho những người đi phượt", anh Phương nói. Maylaysia sở hữu hệ thống đường cao tốc dài 1.000 km nối từ biên giới với Thái Lan đến biên giới với Singapore, bằng phẳng, sạch đẹp và tốc độ di chuyển hơn 100 km. Thêm vào đó, giá xăng ở đây rẻ hơn 2 - 3 lần so với Việt Nam, 10.500 đồng/lít xăng A95 và và 18.000 đồng/lít xăng A97. Các phượt thủ có thể "thỏa mãn đam mê tốc độ mà không sợ tốn kém", anh Phương nói.
Bất ngờ xảy đến khi đang trên đường phượt, Thường và Phương thấy hai người Malaysia đuổi theo. Sau khi trao đổi, Thường biết được họ vô tình nhận ra mình trên đường nên đuổi theo để chào hỏi. Phượt thủ Malaysia còn "hẹn gặp để giao lưu và nhiệt tình tư vấn về quá trình nhập cảnh Singapore", anh Thường nói.
Từ Kuala Lumpur, hai phượt thủ tiếp tục chạy khoảng 350 km đến khi gặp cây cầu lớn ở TP Johor Bahru. Từ đây họ nhập cảnh vào Singapore, vào 18/2 - ngày thứ 8 trong hành trình.
Để mang phương tiện nhập cảnh Singapore, du khách cần thông qua một công ty lữ hành Thái Lan. Phí nhập cảnh đắt hơn khoảng 30% so với Thái Lan và Malaysia. Ngoài giấy tờ tùy thân, du khách cần có sự chấp thuận của Cơ quan Giao thông đường bộ Singapore (LTA) và thẻ auto pass. Các phượt thủ Malaysia khuyên họ nên nhập cảnh vào sáng sớm, tránh thời gian sau 14h do tắc đường thường xảy ra khi người dân hai nước di chuyển qua lại cửa khẩu.
Singapore nổi tiếng với môi trường xanh, sạch, đẹp, hệ thống giao thông tốt, song việc chạy xe máy tại đây khiến anh Thường "khá mệt mỏi". "Có rất nhiều biển cấm dừng, đỗ xe trên đường, ít khu vực đỗ xe nên việc đi chơi, khám phá bị hạn chế", anh cho biết. Giao thông ở Singapore giám sát bằng camera, du khách cần tuân thủ luật, chú ý quan sát biển báo và tìm đúng điểm cho phép dừng, đậu; đi đúng làn đường bên trái dành cho moto, xe máy, giữ khoảng cách an toàn.
Trong 3 ngày ở Singapore, hai phượt thủ nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ cộng đồng người Việt tại đây. Các anh được biết thêm quy định mà trước đó chưa từng nghe qua như phải dọn sạch sẽ sau khi ăn tại các hàng, quán tự phục vụ hoặc cửa hàng tiện lợi, nếu không sẽ bị phạt 300 USD (hơn 7 triệu đồng). "Với những người lần đầu đến Singapore, nếu không có người hướng dẫn, có thể chúng tôi đã bị phạt rất nhiều tiền", anh Thường nói.
Hai phượt thủ dạo quanh các địa điểm nổi tiếng ở Singapore như chùa Răng Phật (Buddha Tooth Relic Temple), sân bay Changi, Bảo tàng khoa học nghệ thuật Singapore và thưởng thức các món ăn ngon của người bản địa như bún cá sữa, bún cá tomyum, cháo ếch, cơm gà Hải Nam.
Khi nhập cảnh trở lại vào Malaysia, anh Thường quên đăng ký tờ khai hải quan kỹ thuật số MDAC (Malaysia Digital Arrival Card). Sau hơn một tiếng trả lời các câu hỏi của nhân viên hải quan, anh mới được qua cửa khẩu. Anh Thường lưu ý phượt thủ có ý định đến Malaysia cần đăng ký tờ khai MDAC trong 3 ngày trước khi đến cửa khẩu để nhập cảnh thuận tiện. Đối với Thái Lan và Singapore, du khách không thể trực tiếp làm giấy thông hành xe máy, cần thông qua một đơn vị cung cấp dịch vụ.
Di chuyển tại Thái Lan, Maylaysia, Singapore, các phương tiện đi làn bên trái, tốc độ cao nên khá nguy hiểm với du khách Việt Nam. Anh Phương khuyên các phượt thủ hạn chế ngắm cảnh trong lúc chạy xe, tập trung quan sát các ngã rẽ. Khi đang ở làn bên trái trong cùng nên đi thẳng hoặc rẽ trái, không xi nhan rẽ phải đột ngột, tránh gây bất ngờ cho các phương tiện phía sau, dễ xảy ra sự cố giao thông.
Chi phí cho hành trình 19 ngày của hai phượt thủ hết khoảng hơn 70 triệu đồng một người. Riêng tiền giấy tờ xe và chi phí cho chiếc xe khoảng 30 triệu. Chạy xe máy đến quốc gia khác đi phượt tốn kém hơn so với thuê xe tại chỗ, nhưng được tự do khám phá trên chiếc xe của mình luôn là niềm ao ước của các phượt thủ nên "số tiền bỏ ra là rất xứng đáng", anh Phương nói.
Trong suốt hành trình, Thường và Phương liên tục chia sẻ hình ảnh của họ với mong muốn truyền cảm hứng cho các phượt thủ, "vượt qua định kiến trong suy nghĩ và làm những điều ít người làm được". Kết thúc hành trình và trở về ngày 29/2, Thường và Phương đặt mục tiêu năm 2024 tiếp tục chinh phục Trung Quốc và Myanmar bằng xe máy của họ.
Đi phượt xuyên Việt bằng ô tô đang trở thành một xu hướng du lịch được nhiều người yêu thích, đặc biệt là các gia đình và nhóm bạn. Hình thức du lịch này mang đến sự chủ động về thời gian, lộ trình, đồng thời tạo không gian riêng tư và thoải mái cho cả đoàn. Tuy nhiên, để có một chuyến "xê dịch" vạn dặm thành công và đầy kỷ niệm, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt.
Dưới đây là những chia sẻ kinh nghiệm "xương máu" từ một người đã từng trải nghiệm hành trình xuyên Việt bằng ô tô, hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát và lên kế hoạch cho chuyến đi của mình.