Motchill - Trang web xem phim trực tuyến miễn phí chất lượng cao với giao diện trực quan, tốc độ tải trang nhanh, cùng kho phim với hơn 10.000+ phim mới, phim hay, luôn cập nhật phim nhanh, hứa hẹn sẽ đem lại phút giây thư giãn cho bạn.
Motchill - Trang web xem phim trực tuyến miễn phí chất lượng cao với giao diện trực quan, tốc độ tải trang nhanh, cùng kho phim với hơn 10.000+ phim mới, phim hay, luôn cập nhật phim nhanh, hứa hẹn sẽ đem lại phút giây thư giãn cho bạn.
Trong bức tranh chung về những mẫu hình thanh niên ngày nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp những điểm sáng, nổi bật.
Đó là hình ảnh của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, những người sống trọn với đam mê, từng ngày truyền đi những thông điệp đầy nhân văn, chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và tổ chức Đoàn đến với đoàn viên, thanh niên và người dân.
Sinh viên Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM nghe báo cáo chuyên đề của Báo cáo viên Phùng Thị Diệu Hương
Nhân dịp Hội thi Báo cáo viên, Tuyên truyền viên giỏi năm 2019, Website Thành Đoàn xây dựng tuyến bài "Người truyền cảm hứng" với các ý kiến của các chuyên gia, đoàn viên, thanh niên về chủ đề trên.
Khởi động tuyến bài, Website Thành Đoàn xin giới thiệu chia sẻ và kinh nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy của Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia.
Để trở thành một báo cáo viên giỏi, là người truyền cảm hứng cho giới trẻ và tham gia tốt Hội thi Báo cáo viên, Tuyên truyền viên giỏi năm 2019, thì báo cáo viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh cần đảm bảo các yêu tố sau đây.
1. Trước hết, là phải có được chuẩn bị về mặt tâm lý. Chuẩn bị bài giảng, trong chuẩn bị bài giảng có sự chuẩn bị về tâm lý cá nhân. Có nghĩa là người báo cáo viên luôn ở tâm thế tự tin, bản lĩnh, có khả năng nói chuyện lưu loát, có một kế hoạch bài giảng chi tiết, có tính toán được các tình huống có thể xảy ra phát sinh trong lớp học và biết sử dụng các công cụ phương tiện trong quá trình dạy học. Hơn nữa báo cáo viên cần phải có tìm hiểu tâm lý đặc biệt của những đối tượng mà mình nghe giảng, hiểu được người nghe muốn gì, người nghe cần gì và người nghe sẽ phải như thế nào thì nó sẽ giúp cho bài giảng của báo cáo viên thành công. Thứ nhất về góc độ chuẩn bị, trong chuẩn bị về tâm lý. Thứ hai chuẩn bị nội dung bài giảng. Thì nội dung bài giảng kiến thức của báo cáo viên phải sâu và rộng, liên quan đến chủ đề mình giảng thì bài giảng của mình thì phải chuẩn bị nội dung, tìm kiếm các nguồn thông tin đáng tin cậy, đó là khi mình “Nói có sách mách có chứng”, mà chứng cứ đó phải tin cậy.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh (bên phải) chụp ảnh lưu niệm cùng Giáo sư Hoàng Chí Bảo - người luôn dạt dào tình cảm trong từng bài giảng
2. Báo cáo viên phải biết giải thích cách thuật ngữ, các cụm từ, sử dụng ngôn từ rõ ràng dễ hiểu giúp cho người nghe nắm bắt được. Đối với nội dung, báo cáo viên phải tìm cách khi thiết kế bài giảng phải dự đoán được, “giật” ra được những hình ảnh nào, nội dung nào cho người nghe cảm thấy phấn khích, vui vẻ, đưa ra câu đố mình có cười được không, đưa ra câu nói có mang tính hài hước hay không thì bạn phải hiểu rõ điều đó. Hơn nữa đối với báo cáo viên về sự chuẩn bị đó, khi chuẩn bị đi thi, báo cáo viên nên tham khảo những người cùng chuyên môn để người ta có những đóng góp cho mình thêm sâu hơn, rộng hơn cái chủ đề mà mình đã chuẩn bị trước. Tức là mình có sự tập luyện trước đó thì nó sẽ nhuần nhuyễn hơn.
Báo cáo viên phải tính toán trước các phương pháp, tương ứng với nội dung nào thì chọn phương pháp đó, có sự tương tác với người học với người báo cáo viên thì bao giờ bài giảng sinh động hơn, có sức truyền tải cảm hứng hơn. Mình hiểu đặc điểm người học để lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng. Còn muốn thành công hơn nữa, báo cáo viên phải rèn luyện khi lên trình bày. Đến sớm buổi báo cáo để làm chủ hội trường, quen với môi trường, quen với một số thành viên trong buổi báo cáo để tạo tâm lý, niềm tin khi báo cáo.
3. Báo cáo viên là người hiểu sâu vấn đề, nói cách khác cái gì đi từ trái tim sẽ chạm đến trái tim, tức là anh hiểu rõ được mới giúp người khác hiểu rõ được. Khi người ta tâm huyết điều gì thì trọng lượng lời nói sẽ cao hơn, sức lan tỏa về mặt tâm lý cao hơn. Để tạo hiệu ứng, báo cáo viên nên đọc qua một số tác động từ mặt tâm lý. Nếu như Ban Giám khảo, người nghe phía dưới hội trường đặt những câu hỏi mà mình chưa trả lời được thì báo cáo viên nên chuẩn bị tinh thần cho những điều đó thì sẽ hỗ trợ cho báo cáo viên.
Điều rất quan trọng, báo cáo viên phải rèn luyện “cháy hết mình” cho buổi báo cáo, còn quá đặt nặng về việc hơn thua thì sẽ làm cho mình mệt mỏi. Đương nhiên mình đi thi phải cố gắng nhưng mà gây áp lực cho bản thân mình sẽ làm cho kết quả giảm đi. Người xác định mục tiêu rõ ràng sẽ tạo động lực cho bản thân mình. Còn các phương pháp, các hiệu ứng, như hiệu ứng đám đông về nguyên tắc cái gì mà gây ra, khi mà lấy các ví dụ và nội dung càng gắn với đối tượng càng dễ gây cảm xúc. Với thanh niên, dùng ngôn ngữ của giới trẻ đang sẽ gần với đối tượng, gây cười. Đối với người lớn tuổi đòi hỏi nói chỉn chu nhưng vẫn hài hước thì lại khác. Chẳng hạn giới trẻ dùng “soái ca” nhưng người lớn tuổi không ai dùng từ ngữ đó cả. Những từ ngữ phù hợp với đặc điểm người nói. Những nội dung càng thiết kế ngôn từ, các ví dụ càng gắn với đối tượng người thì sẽ nhận được sự tán thưởng của người nghe. Báo cáo viên rèn luyện tốt phải lưu ý trang phục thoải mái, tự tin, làm nên vẻ đẹp của báo cáo viên, phù hợp với môi trường báo cáo.
Phải luôn nhớ tập luyện. Câu luôn luôn đúng: Không phải tập luyện bao nhiêu lần, mà tập luyện, tập luyện, đến khi thành thục thì thôi. Người nào chuẩn bị tốt thì đã chiến thắng 50% rồi.
Tiến sĩ Tâm lý học NGUYỄN THỊ MINH
Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia
HỒNG TIẾN (ghi)
---
>> 20 thí sinh vào vòng bán kết Hội thi "Người truyền cảm hứng".
>> Khởi động hội thi "Người truyền cảm hứng" năm 2019.
>> Hãy là người truyền cảm hứng cho những nơi mà các bạn đến!
>> Lớp tin học thân thương của những người khiếm thị